Nov 1, 2009

Randy Pausch's The Last Lecture (cảm nhận )



Cuốn sách "Bài giảng cuối cùng" của Randy Pausch,giáo sư chuyên ngành công nghệ máy- người đại học Carnegive Mellon,chắc chắn không phải là một tác phẩm văn học để thưởng thức,cũng không thể liệt kê nó vào tủ sách dành cho tâm hồn.
Cuốn sách chỉ đơn giản là lời kể về cuộc đời của một con người,một con người bình thường như bao con người khác.Một bản di chúc nhỏ dành cho nhưng con người có những ước mơ.
Nói đến Randy là nói đến Disney world,nơi khởi nguồn của những ước mơ.Những ước mơ đã đi vào tiềm thức của bao thế hệ.Biết bao thế hệ con người chúng ta đã lớn lên với những câu chuyện cổ tích như nàng bạch tuyết và bảy chú lùn,aladin và cây đèn thần,Mickey và những người bạn...v..v.. và bây giờ là những câu chuyện không kém phần hiện đại như High school musical ..v..v.Disney đã xây dựng nên cả một thế giới cho tuổi thơ,nơi ở của những con người chẳng bao giờ lớn như Peter Pan.Và khi lạc vào thế giới đó một tâm hồn trưởng thành cũng chở thành trẻ nhỏ,như alice ở xứ sở thần tiên
Đằng sau bóng hòa qua của thế giới Disney đó là những con người,những con người tạo nên disney với những ước mơ của tuổi thơ mà disney đã đưa vào tâm hồn họ khi còn là trẻ thơ.
Ở cương vị là một vị giáo sư hàn lâm.Randy cộng tác với disney và được trở thành một Imagineer có lẽ là điều hạnh phúc trong cuộc đời của ông khi mà ông có thể biến những giấc mơ tuổi thơ của ông được trở thành sự thật .
"Không ai đánh thuế ước mơ",biết ước mơ và làm sao để ước mơ trở thành sự thật thì quả thật không dễ.Ai cũng có những ước mơ của riêng mình những rồi sau đó họ dần đánh mất đi những ước mơ và rơi vào cảm giác không trọng lực và đẫn từ bỏ những ước mơ đó.Từ bài giảng của Randy bỗng chốc làm sống dạy đứa bé trong mỗi con người.ông đã chỉ ra cách ông đi qua những khó khăn của mình,những bức tường mà ông đã phải vượt qua để đi đến những thành công của mình.
Đến với bài giảng cuối cùng của ông,ta như cảm nhận được một thứ gì của một thời còn có những ước mơ,những hoài bão ảo tưởng. Bỗng chốc những bài học của chính ông bỗng chở nên bổ ích khi nghĩ về chính mình.Những bài học mà chính chúng ta đã từng được dạy qua nhưng chúng ta không đủ tinh tế để hiểu rằng những bài học nhỏ bé đó có thể xây dựng nên một con người.
Randy cho thấy một tinh thần và một sức sống tin vào hai chữ "hi vọng",dù mọi thứ với ông đã không còn có hai chứ đó,nhưng với tinh thần lạc quan ông đã sống sống với nhân các của một người thầy giáo,một người chồng,một người cha,một người đồng nghiệp
Cảm ơn ông về bài giảng cuối cùng dàng cho nhưng tâm hồn tuổi thơ đang lạc lõng trong hình hài của một người trưởng thành.ông đã làm được điều ông muốn,khơi dậy những ước mơ không chỉ của 400 người có mat ở giảng đườn ngày hôm đó mà còn là của hành triệu người trên khắp thế giới

P/s: "The Last Lecture"không phải là tiêu đề của bài giảng của giáo sư Randy.đây là tựa đề của một chương trình ở các đại học Carnegie Mellon.Chương trình này mỗi năm sẽ chọn ra một vị giáo sư và vị giáo sư này sẽ coi đây là bài giảng cuối cùng của họ để họ nói về những thành công thất bại trong cuộc đời của họ.Còn tự đề của bài giảng của giáo sư Randy là "Really achieving your Childhood Dreams"

Bài giảng của giáo sư Randy



Agrond